Đèn Led

Bởi nguyenthanhphi (22/08/2017) 0 Bình luận

1. Giới thiệu về đèn LED:

Đèn LED có phân cực âm (chân ngắn) và dương (chân dài). Nghĩa là bạn cần cấp điện vào cực dương và nối cực âm vào cực âm của nguồn. Đèn LED cũng có nhiều màu sắc, ví dụ như: trắng, đỏ, vàng, xanh lá, xanh dương, tím, cam, hồng,...

đèn led

2. Cấu tạo của đèn led:

LED (Light-emitting diode – Đi-ốt bức xạ ánh sáng)

Bản chất của LED là một đi-ốt, nó chứa một chíp bán dẫn có pha các tạp chất để tạo ra một tiếp giáp P-N, kênh P chứa lỗ trống, kênh N chứa điện tử, dòng điện truyền từ A-nốt( kênh P) đến K-tốt (kênh N), khi điện tử lấp đầy chỗ trống nó sinh ra bức xạ ánh sáng, các bước sóng phát ra có màu khác nhau tùy thuộc vào tạp chất trong chíp bán dẫn. LED phân thành ba loại chính theo dải công suất: cỡ nhỏ, cỡ trung bình, cỡ lớn.

cấu tạo của đèn led

3. Các loại LED thường gặp:

a. LED thường (3mm hoặc 5mm):

Là loại LED có màu của lớp vỏ bên ngoài trùng với ánh sáng nó phát ra, chẳng hạn như sau:

đèn led 3mm

Loại LED này khá to và sáng khá yếu, vì vậy thường được dùng trong các mạch tiết kiệm năng lượng hoặc làm LED báo trạng thái. Bạn có thấy dòng ghi chú 3mm hoặc 5mm, đó là đường kính của LED. 

b. LED siêu sáng (3mm và 5mm)

Thực chất LED siêu sáng cũng không khác gì nhiều so với LED thường, cũng chung kích cỡ, nhưng có điều nó sáng hơn và lớp vỏ bên ngoài là trong suốt. Loại này đắt gần gấp đôi LED thương, nhưng được cái sáng rõ, sáng đẹp và "trong suốt". Đây là một số ví dụ về LED siêu sáng, bạn thấy nó có lớp vỏ không màu nhưng phát ra ánh sáng khác nhau.

đèn led 1

C. LED dán (SMD)

Loại LED này có thể hơi lạ với các bạn, nhưng đừng lo lắng, bạn có thể để ý những con LED cực kì nhỏ trong mạch Arduino của bạn không, nó được gọi là LED dán đấy, nó cũng có 2 cực âm dương. Loại này cũng có nhiều kiểu kích thước, nhưng đặc điểm chung của nó là cực kì nhỏ và hàn trên mặt đồng của mạch. Vì vậy, loại LED này chỉ dùng cho các mạch đồng 2 mặt (loại này khá đắt) hoặc các loại mạch in. Mình không thích dùng loại này vì chỉ nên dùng cho công nghiệp mạch in, và nếu kĩ năng hàn của bạn không cao thì tốt nhất không nên đụng đến các loại LED dán, vì nó rất nhỏ mà tốn công sức để hàng (không dễ như 2 loại trên).

led dán

 

D. LED RGB (5mm)

Nó chính là loại LED siêu sáng thôi nhưng lại có đến 3 màu trong một con LED duy nhất (R = red = đỏ; G = Green = xanh lá; B = Blue = Xanh dương). Điều đó có nghĩa là bạn có thể làm con LED sáng với mọi màu mà bạn thích. Tuy nhiên, nó hơi phức tạp một chút, nó sẽ có 4 chân, trong đó có một chân dương chung và 3 chân RGB, bạn xem hình sau để xác định các chân của LED RGB.

led RGB

Bạn sẽ phải dùng xung PWM để điều khiển LED GRB sáng nhiều màu theo ý thích. LED GRB cũng có loại LED dán SMD (ứng dụng trong TV LED).

E. LED ma trận (LED matrix)

led ma trận 8x8

Và còn rất nhiều loại LED khác nữa.

4. Cách sử dụng LED:

Vì LED có hiệu điện thế hoạt động khá thấp, tùy loại LED mà hiệu điện thế dao động ở mức (1.9 - 3.2 Vol).Vì vậy, khi bạn chạy ở hiệu điện thế 5V, thì bạn cần sử dụng một điện trở để giảm hiệu điện thế vào LED. Thực sự việc tính toán điện trở sẽ rất tốn thời gian, nên mình sẽ chia sẻ một số bí quyết nhỏ của mình. Với các loại LED có hiệu đện thế nhỏ thì bạn mắc nối tiếp ở chân dương của LED một điện trở có trị số khoảng 560 - 1000 Ohm, còn các LED có hiệu điện thế lớn hơn thì bạn mắc với điện trở nhỏ hơn chẳng hạn từ 220 - 560 Ohm.

5. Cách sử dụng LED trong kit tự học arduino:

Trên kit tự học arduino có đính sẵn 8 con led đơn giúp ta làm quen với cách điều khiển led từ những hiệu ứng dễ đến khó.

kit tự học arduino

Kit tự học arduino điều khiển led đơn với nhiều hiệu ứng khác nhau

Một số linh kiện điện tử cơ bản khác:

+ Điện trở.

+ Tụ điện.

+ Nút nhấn.

+ Rơ le.

+ Thạch anh.

+ Pin.

+ Led.

+ Transistor.

Đóng góp ý kiến

Hotline 0938379351